Dưới đây là TOP 8 cách bố trí phòng tắm đẹp theo sơ đồ mặt bằng tiêu chuẩn mà bạn cần xem khi thiết kế cho ngôi nhà của bạn. 8 sơ đồ này minh họa các phương án kế hoạch chung và mô tả những ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương án. Tất nhiên, luôn có những trường hợp ngoại lệ, và một nhà thiết kế giỏi có thể tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của bạn. Nếu không gian phòng tắm nhà bạn có thiết kế đặc biệt, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhé.
Tại sao bạn cần học cách bố trí phòng tắm, nhà vệ sinh hợp lý?
Việc thiết kế và bố trí phòng tắm dường như là một vấn đề nan giải đối với nhiều người. Thậm chí là đối với cả những nhà thầu xây dựng kém kinh nghiệm. Các thiết bị vệ sinh bồn cầu, bồn tắm, vòi hoa sen, lavabo,… không được sắp xếp một cách hợp lý sẽ khiến cho phòng tắm của bạn trở nên lộn xộn, rối mắt và khó sử dụng. Tất cả những điều này là dấu hiệu của những phòng tắm được thiết kế kém.
Khi bắt đầu lập sơ đồ bố trí phòng tắm (cả khi xây mới hoặc tu sửa), có rất nhiều quy tắc thiết kế mà bạn cần tuân theo. Tuy nhiên, để dẽ dễ dàng nhất cho bạn, chúng tôi đã tổng kết lại 8 quy tắc cách bố trí nhà tắm đẹp trong bài viết này.
Lưu ý: Bài viết này đề cập đến những điều cơ bản để bố trí phòng tắm hợp lý cho một gia đình. Chúng ta sẽ xem xét phòng tắm có vòi hoa sen hoặc phòng tắm với bồn tắm, hoặc thậm chí kết hợp cả hai. Phòng tắm chỉ có bồn cầu và chậu rửa mặt (thường được đặt ở tầng trệt) sẽ không được đề cập trong bài đăng này. Ngoài ra, phòng tắm chung trong các kí túc xá, nhà tập thể,… là một trường hợp hoàn toàn khác do các quy tắc thiết kế.
8 Cách bố trí phòng tắm đẹp cho ngôi nhà của bạn
Cách 1: Quy tắc bố trí ba thiết bị vệ sinh trên một hàng dọc
Đây là cách thiết kế vô cùng phổ biến và đơn giản với bồn tắm + bồn cầu + chậu rửa mặt được đặt trên một hàng dọc. Phòng tắm này có kích thước khoảng 12m2 (12 cm x 20cm) và đây là cách thiết kế phòng tắm đơn giản nhất:
Ưu điểm:
- Bạn có thể thấy sơ đồ mặt bằng phòng tắm này rất đơn giản, đề cao tính hiệu quả và đáp ứng cơ bản công năng sử dụng.
- Bên cạnh đó, thiết kế này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hệ thống ống nước và thi công. Vì tất cả các hệ thống ống nước đều nằm trên một bức tường.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên, thiết kế này đi kèm với nhược điểm là căn phòng khá đơn điệu và không gian sử dụng cho từng thiết bị khá hạn chế.
Một gợi ý khác cho thiết kế này là phần bàn đá lavabo có thể mở rộng thêm một chút ở phía trên bồn cầu như hình bên tay phải. Đây là một giải pháp tốt để bạn có thêm không gian đựng đồ như dầu gội, xà phòng, cốc đánh răng,…
Cách 2: Vẫn là quy tắc Ba thiết bị trên một hàng dọc nhưng cho phòng tắm rộng hơn
Với cách bố trí phòng tắm này, bạn sẽ có hai bồn rửa đẹp mắt với bàn đá ở một khu vệ sinh chung. Bên cạnh là một cánh cửa nhỏ dẫn vào nhà vệ sinh và phòng tắm có vòi sen. Hai phần này sẽ được tách nhau bằng một chiếc rèm vải mỏng. Thiết kế này cho phép hai hoặc ba người sử dụng phòng tắm cùng một lúc. Rất phù hợp cho gia đình có nhiều trẻ em.
Ưu điểm:
- Bạn vẫn có thể tiết kiệm chi phí hệ thống đường nước vì tất cả được đặt chung trong một bức tường.
- Có thể sử dụng cho nhiều người cùng lúc, tiết kiệm thời gian và tối ưu công năng sử dụng hơn.
Nhược điểm:
- Bạn sẽ cần một phòng tắm có kích thước rộng cho cách bố trí thiết bị trong phòng vệ sinh này.
Ngoài ra, bạn còn có thể thiết kế theo phương án thứ 2 như hình trên.
Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn có phòng tắm rộng rãi để chìm đắm trong không gian riêng tư và thư thái. Bạn có thể chọn các loại bồn tắm massage cao cấp để có những giây phút thoải mái nhất. Thiết kế này bố trí bồn rửa và bệt vệ sinh ở phòng bên ngoài. Sau đó có một cánh cửa dẫn vào phòng tắm bên trong.
Cách 3: Bố trí thiết bị trong phòng vệ sinh song song
Cách thiết kế song song sử dụng cho phòng tắm có hình vuông hoặc hình chữ nhật nằm dọc. Cơ bản sẽ có 2 phương án như hình dưới.
- Với phòng tắm hình vuông, bạn có thể đặt 2 chậu rửa mặt sát tường và bồn tắm nằm + bồn cầu ở phía đối diện.
- Với phòng tắm hình chữ nhật, bạn đặt 1 chậu rửa mặt + bồn cầu và bên kia bồn tắm nằm.
Ưu điểm:
Với cách bố trí phòng tắm nhỏ này, bạn sẽ có được một phòng tắm thông thoáng và rộng rãi hơn với nhiều không gian trống. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt một chiếc gương lớn bên tường để “hack diện tích” một cách hiệu quả. Căn phòng sẽ như rộng ra cả chục m2 đấy.
Nhược điểm:
Với hệ thống ống nước ở hai bức tường, việc bố trí như thế này thường sẽ tốn kém hơn trong việc thi công và mua vật tư đường ống nước.
Cách 4: Cách bố trí phòng tắm như khách sạn
Đây là cách bố trí phòng tắm có bồn tắm thường thấy tại các khách sạn nhỏ. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì không gian bàn lavabo hạn chế, thì bạn có thể thử cách này. Bàn chậu rửa mặt rộng đặt bên tay phải, bồn cầu đối diện cửa ra vào và cuối cùng là bồn tắm nằm bên tay trái.
Ưu điểm:
Rất nhiều không gian cho bàn chậu rửa mặt, chắc chắn rồi. Bạn có thể để mỹ phẩm, đồ chăm sóc da, các loại dầu gội, dầu xả,… Nhưng hãy chắc chắn là bạn thật sự cần chúng vì nhược điểm dưới đây.
Nhược điểm:
- Toàn bộ nhà vệ sinh có thể nhìn thấy sau khi bạn mở cửa. Hãy chắc chắn rằng không có ai trong đó trước khi mở cửa nhé.
- Chỉ phù hợp với một người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Không thể đồng thời sử dụng nhiều người.
> XEM THÊM: Kinh nghiệm thiết kế phòng tắm nhỏ hiện đại tiện nghi
Bài 5: Cách bố trí phòng tắm thành năm không gian nhỏ gọn
Nếu bạn có một phòng tắm có không gian rộng thì có thể chia thành 5 không gian riêng như bên dưới. Bao gồm hai bồn rửa, một bệt vệ sinh và một bồn tắm.
Ưu điểm:
Trong không gian rộng khoảng 30m2, cách bố trí thiết bị trong phòng vệ sinh này khá hiệu quả và linh hoạt để sử dụng tối đa không gian. Bên cạnh đó, bạn còn bố trí được nhiều cửa sổ để hút mùi và thông thoáng cho không gian.
Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với không gian phòng tắm rộng rãi. Phòng tắm dưới 30m2 sẽ không thể sắp xếp không gian như sơ đồ này.
Cách 6: Thiết kế phòng tắm phong cách Châu Âu
Một phong cách bố trí phòng tắm có bồn tắm và sen vòi mang đậm chất Châu Âu sang trọng hiện đại. Đây là thiết kế chia phòng tắm dài hình chữ nhật thành 2 không gian chính:
- Phòng ngoài bao gồm bàn chậu rửa & bồn cầu
- Phòng trong bao gồm sen tắm đứng & bồn tắm nằm
Nếu bạn thường xuyên xem các bộ phim nước ngoài, thì sẽ thấy khá quen với thiết kế này đấy.
Ưu điểm:
- Lợi ích là bạn sẽ có một không gian phòng tắm riêng tư khác rộng rãi và thoải mái. Thỏa sức trang trí và “chill” trong phòng tắm đẹp của mình.
- Có thể đồng thời hai hoặc ba người sử dụng phòng tắm một lúc mà không làm ảnh hưởng đến người khác.
Nhược điểm:
Nhược điểm của thiết kế này là bạn cần thiết kế theo phong cách hiện đại hoặc sang trọng. Cần phòng tắm rộng, chi phí đầu tư ở mức trung bình trở lên. Các mẫu sen mà bạn nên tham khảo là sen tắm TOTO, sen tắm INAX, sen tắm American Standard và một số hãng cao cấp khác.
Cách 7: Thiết kế phòng tắm nhỏ, vuông vắn mà vẫn có bồn tắm
Đây là một thiết kế hoàn hảo cho phòng tắm nhỏ hình vuông mà vẫn muốn có bồn tắm. Theo đó, bồn cầu, lavabo và bồn tắm sẽ được đặt ở 3 góc của phòng. Chúng ta sẽ sử dụng bồn tắm góc, bồn tắm kính đứng để tối ưu hóa diện tích sử dụng.
Ưu điểm:
- Phù hợp với phòng tắm có diện tích nhỏ (~15m2) mà vẫn yêu cầu đầy đủ chức năng sử dụng.
Nhược điểm:
- Nhìn phòng tắm khá chật chội vì các thiết bị phải kê sát nhau.
Cách 8: Thiết kế phòng tắm nhỏ hình chữ nhật có vòi sen
Tiếp tục là một thiết kế phòng tắm có diện tích khá nhỏ hình chữ nhật mà vẫn yêu cầu phải có khu tắm riêng. Cách bố trí phòng tắm hợp lý này giúp bạn có 3/4 không gian phòng tắm để sử dụng và phòng tắm riêng nhỏ với vòi sen đứng bên cạnh cửa ra vào. Bạn còn có thể đặt thêm các phụ kiện phòng tắm trên bàn chậu rửa mặt dài. Ngoài ra, chúng ta không còn quá nhiều điều để nói về thiết kế này.
Và cuối cùng, hãy nhớ luôn có một ngoại lệ không tuân theo quy tắc chung. Sẽ luôn có những thiết kế, cách bố trí nhà tắm đẹp, sáng tạo và độc đáo giúp cho căn phòng của bạn trở nên sống động hơn. Trên đây là những sơ đồ thiết kế đơn giản và thuận tiện nhất cho bạn tham khảo. Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp và kỹ hơn, hãy liên hệ ngay đến Showroom Nhật Trang theo HOTLINE: 0984.705.899 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.