Bình nóng lạnh hiện đã trở nên khá phổ biến và trở thành một thiết bị gần như không thể thiếu trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên có rất nhiều người mặc dù sử dụng nhưng không biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc máy nước nóng nhà mình để có thể sử dụng đúng cách giúp giữ cho chiếc máy nước nóng bền và hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ giải thích về cấu tạo máy nước nóng và nguyên lý hoạt động để mọi người có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về thiết bị của gia đình mình đang sử dụng.

I. Cấu tạo của máy nước nóng

Thông thường cấu tạo máy nước nóng sẽ bao gồm 10 bộ phận chính:

– Vỏ bình nước nóng: 

Vỏ bình thường được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, đối với những bình cỡ lớn sẽ là thép sơn tĩnh điện.

– Lớp xốp cách nhiệt: 

Lớp xốp này có nhiệm vụ giữ nhiệt, giảm tổn thất nhiệt khi đun nước trong bình giúp tiết kiệm điện năng tiêu hao. Lớp xốp này có thành phần chính là Polyurethane và được bơm vào khoảng trống giữa vỏ bình và lõi bình nước nóng.

– Lõi bình nóng lạnh: 

Lõi máy nước nóng được chia làm 2 loại chính là có lớp tráng men kim cương và không có lớp tráng men kim cương. Lớp tráng men kim cương này có tác dụng chính là chống việc ăn mòn hóa học trong mọi điều kiện thời tiết, hầu hết các máy nước nóng phát triển sau này đều sử dụng loại lõi có lớp tráng men kim cương để đảm bảo độ bền.

– Thanh gia nhiệt: 

Thanh gia nhiệt có tác dụng hỗ trợ truyền nhiệt, được làm bằng hợp kim thép và phải đảm bảo khả năng cách điện tốt.

– Thanh khử cặn: 

Hay còn gọi là thanh Magie với thành phần chính là chất hóa học Magie giúp trung hòa các loại tạp chất lẫn trong nước, giúp giữ tuổi thọ của lõi bình và thanh gia nhiệt.

– Role nhiệt độ: 

Có chức năng chính là điều khiển nhiệt độ trong bình, ngoài ra còn có khả năng ngắt nguồn điện trong trường hợp rơle mất khả năng điều khiển nhiệt độ, giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng.

– Đèn hiển thị: 

Giúp người dùng biết tình trạng hoạt động của máy nước nóng, mức nhiệt độ đã đạt mức hay chưa.

– Đầu nước ra vào: 

Có tác dụng luân chuyển nguồn nước bằng cách đưa nước vào trong bình qua đường nước đi vào, đun nóng và đưa nước ra theo đường ra để sử dụng.

– Van một chiều: 

Sử dụng trong trường hợp bình nóng lạnh có sự cố cần sửa chữa hoặc di dời sang vị trí khác và cần phải xả hết lượng nước trong bình.

II. Nguyên lý hoạt động của máy nước nóng

Về nguyên lý hoạt động máy nước nóng, có thể nói cách thức hoạt động khá tương đồng với những chiếc ấm điện hay còn gọi là bình siêu tốc. 

Sau khi nước được đưa vào trong bình bằng đầu vào, dây điện trở công suất lớn sẽ hoạt động để giúp đun nóng nước trong bình. Khi đã đạt tới nhiệt độ được cài đặt, bộ cảm biến sẽ có chức năng làm nóng và đưa nước ra ngoài theo đường ra của bình. 

Mặc dù có thiết kế hiện đại nhưng vấn đề rò điện vẫn có thể xảy ra nếu bạn không biết sử dụng bình nóng lạnh đúng cách. Và cách chúng tôi đưa ra giúp khắc phục tình trạng rò điện là các bạn nên ngắt nguồn điện khi không sử dụng tới bình nóng lạnh. 

>> Xem thêm: Đại lý bình nóng lạnh Ariston tại Hải Phòng

Rất nhiều người luôn nghĩ có rơle ngắt điện nên việc cắm điện 24/7 là vô hại, tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm vì khi cắm điện vô tình bạn đang ép các bộ phận cách điện phải hoạt động, và nếu để tình trạng đó diễn ra quá lâu sẽ khiến các bộ phận cách điện phải làm việc quá tải dẫn tới trục trặc, hỏng hóc. 

Ngoài ra các bạn cũng nên bảo dưỡng định kỳ chiếc máy nước nóng của mình để đảm bảo những linh kiện bên trong vẫn hoạt động tốt và không có hỏng hóc gì.

Với bài viết trên, tôi tin rằng các bạn đã có cho mình đủ kiến thức để có thể hiểu về nguyên lý và cách sử dụng chiếc máy nước nóng nhà mình hiệu quả nhất. Và nếu gia đình bạn đang có nhu cầu mua sắm cho mình một chiếc máy nước nóng, hãy tham khảo ngay sản phẩm máy nước nóng của Showroom Nhật Trang hoặc trực tiếp liên lạc qua Hotline: 0934.856.889 để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ nhân viên hỗ trợ. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi.